– Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 46 và khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ quy định đối tượng được tham gia thi sát hạch lấy GPLX tại Việt Nam đã có sự thay đổi, chỉ cần bạn là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), có sức khoẻ, trình độ văn hóa theo quy định thì được phép đăng ký và thi bằng lái xe.
Trường hợp1: Nâng dấu bằng từ B1 lên B2 chúng ta cần có thời gian lái xe ít nhất là 1 năm và 12.000 km lái xe an toàn.
Trường hợp 2: Nâng dấu bằng lái xe từ B2 lên C, C lên D, D lên E, thì cần thời gian lái xe là 5 năm và có 50.000 km lái xe an toàn. Đặc biệt về vẫn đề hồ sơ cần có, ngoài thủ tục như trên còn có thêm bản sao bằng THCS và THPT
Trường hợp 3: Nâng dấu bằng học lái xe oto B2 lên D, từ C lên E, phải có thời gian lái xe là 5 năm và 100.000 km lái xe an toàn. Đặc biệt về vẫn đề hồ sơ cần có, ngoài thủ tục như trên còn có thêm bản sao bằng THCS và THPT
– Như vậy không có bằng cấp 2 chúng ta chỉ có thể nâng bằng lái xe từ B1 lên B2.
– Giấy phép lái xe hạng B1 lái xe số tự động chở người dưới 9 chỗ và không kinh doanh vận tải.
- Như vậy bằng B1 không lái được xe taxi. Nếu lái xe taxi thì các tài xế buộc phải lựa chọn bằng B2.
– Đối với phần lý thuyết,
- – Nếu kết quả thi không đạt, thì bạn sẽ không được tiếp tục phần thi thực hành mà sẽ phải dừng bài thi lại. Việc bạn cần làm là, đăng ký thi lại ngay sau đó, nhận lịch thi mới và ra về.
- – Không giới hạn số lần thi lại của phần thi lý thuyết.
– Đối với phần thi thực hành (sa hình và đường trường).
- – Nếu thi rớt ở lần thi đầu tiên, tương tự như trượt lý thuyết, bạn sẽ đăng ký lịch thi lại và ra về.
- – Ở lần thi thứ hai tiếp theo mà bạn vẫn trượt thì bạn phải thi lại bài lý thuyết từ đầu nếu vẫn tiếp tục trượt.
– Bằng C lái được xe ô tô chở người dưới 9 chỗ ngồi, máy kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên và các loại xe đã được quy định trong bằng lái xe B1, bằng B2.
– Bằng C có thể hoàn toàn điều khiển những loại xe chở người 4 5 7 chỗ bình thường, những loại xe minivan, SUV, loton, và các loại xe bán tải cỡ lớn. Tuy nhiên bằng lái xe tải (bằng C) không được lái những xe sau đây:
- + Bằng C không lái được xe ô tô chở người trên 9 chỗ ngồ, như xe khách 16 chỗ trở lên. Xe mini van trên 9 chỗ.
- + Bằng C không lái được xe tải hạng nặng như Container, muốn được cấp phép điều khiển Container, tài xế phải có bằng C đủ 3 năm sau đó nộp hồ sơ xin nâng hạng bằng lái lên hạng FC.
Thông tin tới Anh/Chị:
– Luật giao thông được bộ Việt Nam không quy định giới hạn độ tuổi tối đa đối với tài xế lái xe ô tô. Tuy nhiên lại có quy định về thời hạn của bằng lái xe ô tô. Bằng lái xe ô tô B2 chỉ có thời hạn tối đa 10 năm, bằng lái xe hạng C chỉ có thời hạn tối đa 5 năm. Còn đối với bằng B1, thời hạn tối đa của bằng lái được tính trên độ tuổi của tài xế theo các mốc 45 (nữ) và 55 (nam), sau thời gian này bằng lái xe hạng B1 sẽ được cấp 10 năm 1 lần.
– Như vậy người trên 60 tuổi, nghỉ hưu vẫn có thể lái xe ô tô bình thường. Thậm chí 70 tuổi hoặc hơn vẫn có thể được gia hạn bằng lái xe ô tô nếu đủ điều kiện theo quy định của Tổng cục đường bộ Việt Nam.