Hầu hết người tham gia giao thông hiện nay chưa nắm được hết ý nghĩa của các loại biển báo giao thông đường bộ, một phần là vì có quá nhiều loại và một phần là có một số biển báo có ký hiệu khó nhớ. sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu một số biển báo giao thông đường bộ đầy đủ nhất năm 2021 và mẹo để nhớ ý nghĩa của từng loại biển báo nhé.
Hệ thống biển báo hiệu đường bộ có bao nhiêu nhóm chính?
Có mấy loại hay mấy nhóm biển báo giao thông là câu hỏi của khá nhiều người, trong năm 2021 thì biển báo giao thông đường bộ được chia thành 5 nhóm chính dựa theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008:
♦ Biển báo nguy hiểm – cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.
♦ Biển báo cấm – biểu thị các điều cấm.
♦ Biển hiệu lệnh – báo các hiệu lệnh phải thi hành.
♦ Biển chỉ dẫn – chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết.
♦ Biển phụ – thuyết minh bổ sung cho các loại biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển nguy hiểm và biển báo chỉ dẫn.
1. BIỂN BÁO NGUY HIỂM
Biển báo nguy hiểm là nhóm biển quan trọng trong giao thông đường bộ mà người tham gia giao thông cần nhớ.Được nhận biết qua hình tam giác đều, nền vàng, viền đỏ trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu. Khi nhìn vào các biển báo này người đi đường sẽ chủ động phòng ngừa xử lý, và phòng tránh tai nạn xảy ra.
Mục đích của biển báo nguy hiểm là cảnh báo trước về những nguy hiểm có thể xảy ra vậy nên biển báo này không cấm, hay bắt buộc người điều khiển phương tiện phải thực hiện một hành động nào (như biển hiệu lệnh, hay biển báo cấm).
Chi tiết tên và ý nghĩa của từng biển báo nguy hiểm
Dưới đây là số thứ tự và tóm tắt tên của hệ thống biển báo nguy hiểm như hình bên dưới, đây là hệ thống biển báo cập nhật theo Quy chuẩn 41 mọi người nên lưu ý, vì hiện nay một số nguồn thông tin khác trích dẫn hình ảnh về biển báo giao thông đã lỗi thời nhé.
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo gồm có các biển với đặc điểm nhận biết cụ thể như sau:
1.1. Biển số W.201 (a,b) “Chỗ ngoặt nguy hiểm”
♦ Để báo trước sắp kết thúc đoạn đường có chiều đi và chiều về phân biệt bằng dải phân cách cứng phải đặt biển số W.236 ” Kết thúc đường đôi”. Đường đôi chỉ được chia bằng vạch sơn không phải đặt biển này.
1.36. Biển số W.237 “Cầu vồng”
♦ Dùng để nhắc nhở lái xe phải thận trọng. Biển đặt ở trên đoạn đường sắp đến công trình có độ vồng lớn ảnh hưởng tới tầm nhìn.
1.37. Biển số W.238 “Đường cao tốc phía trước”
♦ Được đặt trên đường nhánh nhập vào đường cao tốc để báo cho các phương tiện đi trên đường này biết có “Đường cao tốc phía trước”.
.
1.38. Biển số W.239a “Đường cáp điện ở phía trên”; Biển số W.239b “Chiều cao tĩnh không thực tế”
a)♦ Ở những nơi có đường dây điện cắt ngang phía trên tuyến đường, đặt biển số W.239a “Đường cáp điện ở phía trên” và kèm theo biển số S.509a “Chiều cao an toàn” ở phía dưới. Để báo chiều cao tĩnh không thực tế của các vị trí có khoảng cách từ điểm cao nhất của mặt đường đến điểm thấp nhất của chướng ngại vật bị giới hạn phải đặt biển W.239b “Chiều cao tĩnh không thực tế”. b)♦ Biển được đặt phía bên phải cho cả hai chiều đường xe chạy. c)♦ Khi chiều cao an toàn > 5,5 m không phải đặt biển W.239(a,b), ngoại trừ các trường hợp các đoạn đường có yêu cầu khai thác đặc biệt. – Chiều cao an toàn:là chiều cao từ điểm võng tĩnh thấp nhấp ở trạng thái võng cực đại đến điểm cao nhất của công trình trừ đi chiều cao phóng điện an toàn theo cấp điện. – Chiều cao tĩnh không thực tế:là khoảng cách từ điểm cao nhất của mặt đường đến điểm thấp nhất của chướng ngại vật.
1.39. Biển báo W.240 ” Đường hầm”
♦ Để nhắc lái xe chú ý chuẩn bị đi vào hầm đường bộ phải đặt biển số W.240 “Đường hầm”. Biển đặt ở bên phải chiều đi trước khi vào hầm.
1.40. Biển số W.241 “Ùn tắc giao thông”
♦ Để báo đoạn đường hay xảy ra ùn tắc giao thông phải đặt biển số W.241 “Ùn tắc giao thông”.
1.41. Biển số W.242 (a,b) “Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ”
♦ Để bổ sung cho biển số W.211 “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”, phải đặt biển số W.242 (a,b) để chỉ chỗ đường sắt giao vuông góc đường bộ. Biển đặt trên đường bộ cách đường ray gần nhất của đường sắt 10 m.
– Nếu tại chỗ giao nhau, đường sắt chỉ có một cặp đường ray cắt ngang đường bộ thì đặt biển số W.242a.
– Nếu tại chỗ giao nhau, đường sắt có từ hai cặp đường ray trở lên cắt ngang đường bộ thì đặt biển số W.242b.
1.42. Biển báo số W.243 (a,b,c) “Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ”
♦ Để báo trước sắp đến vị trí giao cắt đường bộ với đường sắt cùng mức, không vuông góc và không có người gác, không có rào chắn, đặt biển số W.243 “Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ”.
– Biển được đặt ở phía dưới biển số W.211 “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”. Báo hiệu đường sắt giao cắt không vuông góc với đường bộ gồm có 3 biển:
⇒ biển số W.243a đặt ở nơi cách ray gần nhất nơi giao đường sắt 50 m
⇒ biển số W.243b và biển số W.243c đặt cách ray gần nhất nơi giao đường sắt 100 m và 150 m.
1.43. Biển số W.244 “Đoạn đường hay xảy ra tai nạn”
♦ Dùng để cảnh báo nguy hiểm đoạn đường phía trước thường xảy ra tai nạn để lái xe cần đặc biệt chú ý, phải đặt biển số W.244 “Đoạn đường hay xảy ra tai nạn”. Biển được đặt ở vị trí thích hợp nơi sắp vào đoạn đường thường xảy ra tai nạn.
1.44. Biển số W.245 (a,b) “Đi chậm”
♦ Dùng để nhắc lái xe giảm tốc độ đi chậm, phải đặt biển số W.245 (a,b) “Đi chậm”. Biển đặt ở vị trí thích hợp trước khi đến đoạn đường yêu cầu đi chậm. Đối với các tuyến đường đối ngoại, bắt buộc dùng biển số W.245b.
1.45. Biển số W.246 (a,b,c) “Chú ý chướng ngại vật”
♦ Dùng để báo trước cho lái xe biết phía trước có chướng ngại vật, xe cần giảm tốc độ và đi theo chỉ dẫn trên biển báo, phải đặt biển số W.246a “Chú ý chướng ngại vật – Vòng tránh ra hai bên”.
– Biển số W.246b “Chú ý chướng ngại vật – Vòng tránh sang bên trái” và biển số W.246c “Chú ý chướng ngại vật – Vòng tránh sang bên phải”.
1.46. Biển số W.247 “Chú ý xe đỗ”
a) ♦ Để cảnh báo có các loại xe ôtô, máy kéo, rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc ô tô đầu kéo, xe máy chuyên dùng đang đỗ chiếm một phần đường xe chạy, phải đặt trên mặt đường biển số W.247 “Chú ý xe đỗ”, biển được đặt cách xe phía trước và phía sau xe (theo chiều đi) 5 m;
b)♦ Đối với đường một chiều, chỉ đặt một biển sau xe (hoặc đoàn xe) đỗ.
c)♦ Đối với đoàn xe gồm nhiều xe cùng đỗ, chỉ đặt biển này ở phía trước xe đầu và sau xe cuối của đoàn xe trên đường hai làn xe.
d)♦ Biển đặt trực tiếp trên mặt đường.
2. BIỂN BÁO CẤM
Trong các loại biển báo giao thông đường bộ, thì biển báo cấm được xem là biển quan trọng nhất và nếu vi phạm là bị phạt ngay. Nhận biết dễ dàng qua những biển tròn nền trắng, viền màu đỏ tươi và trên hình là nội dung cấm dành cho các phương tiện cơ giới hoặc người đi bộ. Biển báo này thể hiện những điều cấm chẳng hạn như cấm đỗ, đường cấm, cấm vượt,..
Biển báo cấm có hiệu lực trên tất cả các làn đường, hoặc trên một số làn đường được phân biệt qua các vạch dọc trên mặt phần xe chạy, đường một chiều. Người tham gia giao thông buộc phải chấp hành những biển này, nếu không sẽ bị coi là phạm luật và hơn hết là sự an toàn của chính bản thân và người đi đường.
TÊN VÀ Ý NGHĨA CÁC BIỂN BÁO CẤM
Giống như biển báo nguy hiểm, biển báo cấm cũng được đánh số thứ tự giúp dễ phân biệt hơn cũng như ý nghĩa của từng loại sẽ giúp bạn ghi nhớ lâu hơn. Theo Nghị định 100/2019 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định, phạt 1-2 triệu đồng với người điều khiển xe ô tô đi vào khu vực cấm, đường cấm. Người vi phạm nếu gây ra tai nạn sẽ bị xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy Phép Lái Xe từ 2-4 tháng. Riêng với người đi xe máy sẽ phạt tiền từ 400-600 nghìn đồng với hành vi này. Vậy nên hãy học thuộc các biển báo dưới đây nhé.
2.1. Biển báo Đường cấm P.101
3. BIỂN BÁO HIỆU LỆNH
Tương tự, biển báo hiệu lệnh là nhóm biển báo quan trọng khi tham gia giao thông đường bộ Việt Nam. Về ý nghĩa nhóm biển báo hiệu lệnh biểu thị những điều phải thi hành, điều này trái ngược với nhóm biển cấm (tức cấm những điều không được thực hiện). Chúng sẽ đưa ra những hiệu lệnh mà người đi đường phải thực hiện. Ví dụ như phải vòng sang phải, phải đi thẳng, chạy nhanh hơn tốc độ tối thiểu,…
Nhận biết thông qua biển báo có dạng hình tròn, nền xanh và viền xanh. Nội dung trong biển nền trắng.
Ý nghĩa của từng loại biển báo hiệu lệnh
Trong Nghị định 100 quy định về lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường với tên gọi đầy đủ là “không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”. Mức phạt lỗi không chấp hành nêu trên được quy định như sau:
Đối với xe máy: Trước đây phạt tiền từ 60.000 – 80.000 đồng giờ tăng lên phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2-4 tháng.
Đối với ô tô: Trước đây phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng giờ tăng lên phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2-4 tháng.
3.1. Biển số R.122 “Dừng lại” :
→ Biển có hiệu lực buộc các loại xe cơ giới và thô sơ kể cả xe được ưu tiên theo quy định dừng lại trước biển hoặc trước vạch ngang đường và chỉ được phép đi khi thấy các tín hiệu (do người điều khiển giao thông hoặc đèn cờ) cho phép đi.
3. 2. Biển số R.301 (a, b, c, d, e, f, g, h) “Hướng đi phải theo”:
→ Để báo cho các loại xe (thô sơ và cơ giới) phải đi theo hướng quy định, đặt một trong những kiểu biển số R.301 (a,b,c,d,e,f,g,h) “Hướng đi phải theo”. Tùy theo hướng đi mà chọn kiểu biển cho phù hợp.
→ Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe phải đi theo hướng mũi tên chỉ (trừ xe được quyền ưu tiên theo quy định):
– Biển số R.301a: Các xe chỉ được đi thẳng
– Biển số R.301b: Các xe chỉ được rẽ phải ( được đặt sau đường giao nhau)
– Biển số R.301c: Các xe chỉ được rẽ trái ( được đặt sau đường giao nhau)
– Biển số R.301d: Các xe chỉ được rẽ phải
– Biển số R.301e: Các xe chỉ được rẽ trái
– Biển số R.301f: Các xe chỉ được đi thẳng và rẽ phải
– Biển số R.301g: Các xe chỉ được đi thẳng và rẽ trái
– Biển số R.301h: Các xe chỉ được rẽ trái và rẽ phải ( được đặt sau đường giao nhau)
3.3. Biển số R.302 (a,b,c) “Hướng phải đi vòng chướng ngại vật”
→ Để báo các loại xe (cơ giới và thô sơ) hướng đi để qua một chướng ngại vật, đặt biển số R.302 (a,b,c) “Hướng phải đi vòng chướng ngại vật”.
→ Biển số R.302 (a,b) còn dùng kết hợp với biển P.102 tại dải phân cách để báo hiệu chiều đi của phần đường một chiều.
3.4. Biển số R.303 “Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến”
→ Để báo cho các loại xe (thô sơ và cơ giới) phải chạy vòng theo đảo an toàn ở nơi đường giao nhau phải đặt biển số R.303 “Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến”.
→ Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe muốn chuyển hướng phải chạy vòng theo đảo an toàn theo hướng mũi tên.
3.5. Biển số R.304 “Đường dành cho xe thô sơ”
→ Để báo đường dành cho xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ.
→ Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ phải dùng đường dành riêng này để đi. Và cấm các xe cơ giới kể cả xe gắn máy, các xe được ưu tiên theo quy định đi vào đường đã đặt biển này, trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho xe thô sơ và người đi bộ.
3.6. Biển số R.305 “Đường dành cho người đi bộ”
→ Để báo đường dành cho người đi bộ, đặt biển số R.305 “Đường dành cho người đi bộ”.
→ Các loại xe cơ giới và thô sơ (trừ xe đạp và xe lăn dành cho người tàn tật), kể cả các xe được ưu tiên theo quy định không được phép đi vào trên đường đã đặt biển này, trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người đi bộ.
3.7. Biển số R.306 “Tốc độ tối thiểu cho phép”
→ Để báo tốc độ tối thiểu cho phép các xe cơ giới chạy, đặt biển số R.306 “Tốc độ tối thiểu cho phép”.
→ Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe cơ giới vận hành với tốc độ không nhỏ hơn trị số ghi trên biển trong điều kiện giao thông thuận lợi và an toàn.
3.8. Biển số R.307 “Hết tốc độ tối thiểu”
→ Đến hết đoạn đường tốc độ tối thiểu, đặt biển số R.307 “Hết hạn chế tốc độ tối thiểu”
3.9. Biển số R.308 (a,b) “Tuyến đường cầu vượt cắt qua”
→ Biểu thị phía trước có cầu vượt, xe có thể đi thẳng hoặc theo chỉ dẫn trên hình vẽ để rẽ trái (hay rẽ phải).
3.10. Biển số R.309 “Ấn còi”
→ Biểu thị xe cộ đi đến vị trí đặt biển đó thì phải ấn còi.
3.11. Biển số R.310 (a,b,c) “Hướng đi phải theo cho các xe chở hàng nguy hiểm”
→ Để báo cho các loại xe chở hàng nguy hiểm phải đi theo hướng quy định, đặt một trong những kiểu biển số R.310(a,b,c) “Hướng đi phải theo cho các xe chở hàng nguy hiểm “.
3.12. Biển số R.403a “Đường dành cho xe…”
→ Để báo hiệu bắt đầu đường dành cho các loại ô tô đi lại, đặt biển số R.403a “Đường dành cho xe ô tô”.
Tương tự, R.403b “Đường dành cho xe ô tô, xe máy”.
→ R.403c“Đường dành cho xe buýt”.
→ R.403d“Đường dành cho xe ô tô con”.
→ R.403e“Đường dành cho xe máy”.
→ R.403f “Đường dành cho xe máy và xe đạp”.
Ngoài các loại phương tiện quy định trên biển được đi lại, các loại phương tiện giao thông khác không được phép đi vào đoạn đường có đặt các biển R.403a, R.403b, R.403c, R.403d, R.403e, R.403f.
3.13. Biển số R.404 “Hết đoạn đường dành cho xe…”
→ Đến hết đoạn đường dành cho ô tô đi lại, đặt biển số R.404a“Hết đoạn đường dành cho xe ô tô”.
Tương tự, R.404b “Hết đoạn đường dành cho xe ô tô, xe máy”.
→ R.404c“Hết đoạn đường dành cho xe buýt”.
→ R.404d“Hết đoạn đường dành cho xe ô tô con”.
→ R.404e“Hết đoạn đường dành cho xe máy”.
→ R.404f“Hết đoạn đường dành cho xe máy và xe đạp”.
3.14. Biển số R.411 “Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo”
→ Để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường.
3.15. Biển số R.412 “Làn đường dành riêng cho từng loại xe hoặc nhóm xe” hoặc “Kết thúc làn đường dành riêng cho từng loại xe hoặc nhóm xe”
→ Để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe hoặc nhóm xe riêng biệt, đặt biển số R.412 (a,b,c,d,e,f,g,h).
→ Biển sốR.412a “Làn đường dành cho xe ô tô khách”: làn đường dành riêng cho ô tô khách (kể cả ô tô buýt). Trong trường hợp cần phân làn các loại xe khách theo số chỗ ngồi thì ghi số chỗ ngồi cho phép của xe khách lên thân xe trong hình vẽ của biển (Ví dụ: “< 16c”. Khi báo hiệu làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh, bổ sung thêm cụm từ “BRT” trên biển R.412a.
→ Biển số R.412b“Làn đường dành cho xe ô tô con”.
→ Biển số R.412c“Làn đường dành cho xe ôtô tải”. Trong trường hợp cần phân làn các loại xe tải theo khối lượng chuyên chở cho phép thì ghi trị số khối lượng chuyên chở cho phép của xe tải lên thân xe trong hình vẽ của biển (Ví dụ: “<3,5t”).
→ Biển số R.412d “Làn đường dành cho xe máy”: làn đường dành riêng cho xe máy và xe gắn máy.
→ Biển số R.412e“Làn đường dành cho xe buýt”.
→ Biển số R.412f“Làn đường dành cho ô tô”: làn đường dành cho các loại xe ô tô.
→ Biển số R.412g “Làn đường dành cho xe máy và xe đạp”: làn đường dành riêng cho xe máy (kể cả xe gắn máy) và xe đạp (kể cả các loại xe thô sơ khác).
→ Biển số R.412h“Làn đường dành cho xe đạp”: làn đường dành riêng cho xe đạp (kể cả các loại xe thô sơ khác).
Khi đến gần nơi đường bộ giao nhau, xe được phép chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn. Việc chuyển làn phải thực hiện theo đúng các quy định.
3.16. Biển số R.412 (i, j, k, l, m, n, o, p) “Kết thúc làn đường dành riêng cho từng loại xe hoặc nhóm xe”.
3.17. Biển số R.415 “Biển gộp làn đường theo phương tiện” và “Kết thúc làn đường theo phương tiện”
→ Để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường và loại xe được phép lưu thông trên từng làn đường theo quy định, đặt biển số R.415a “Biển gộp làn đường theo phương tiện”.
→ Để chỉ dẫn hết đoạn đường lưu thông trên từng làn đường theo quy định, đặt biển số R.415b“Kết thúc làn đường theo phương tiện”.
3.18. Biển số R.420 “Bắt đầu khu đông dân cư”, Biển số R.421 “Hết khu đông dân cư”
→ Để báo hiệu bắt đầu đoạn đường vào phạm vi khu đông dân cư, đặt biển số R.420 “Bắt đầu khu đông dân cư”.
→ Để báo hiệu hết đoạn đường qua phạm vi khu đông dân cư, đặt biển số R.421 “Hết khu đông dân cư”.
3.19. Biển hiệu lệnh có tác dụng trong khu vực
→ Để báo cấm, hạn chế hay chỉ dẫn có hiệu lực cho tất cả các tuyến đường trong một khu vực (hiệu lực cho cả khu vực), đặt biển “Bắt đầu vào khu vực” (Ví dụ: biển số R.E,9a; R.E,9b; R.E,9c; R.E,9d; …). Từ ZONE được biểu thị ở phía trên và chi tiết cấm, hạn chế hay chỉ dẫn được biểu thị ở bên dưới. Tùy theo chi tiết cấm, hạn chế hay chỉ dẫn mà bố trí biển tương ứng.
Để chỉ dẫn ra khỏi khu vực có báo cấm, hạn chế hay chỉ dẫn có hiệu lực trong một khu vực, đặt biển “Ra khỏi khu vực”tương ứng.
3.20. Báo hiệu có hầm chui và kết thúc hầm chui (biển R.E,11a; R.E,11b theo GMS)
→ Để chỉ dẫn đoạn đường qua hầm có áp dụng quy định giao thông riêng, đặt biển R.E,11a “Đường hầm”.
→ Để chỉ dẫn hết đoạn đường qua hầm, các quy định giao thông riêng không còn áp dụng, đặt biển R.E,11b “Kết thúc đường hầm”.
4. BIỂN BÁO CHỈ DẪN
Biển chỉ dẫn là một trong các biển báo giao thông đường bộ có nhiệm vụ chỉ dẫn hướng đi, hoặc các điều cần biết. Nhằm thông báo cho người đi đường biết được những định hướng cần thiết và hữu ích khác để người đi đường được an toàn, thuận lợi nhất.
Nhận biết đơn giản với các dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ và chữ màu trắng. So với các loại biển báo giao thông khác thì biển báo chỉ dẫn là nhóm có nhiều biển nhất với 48 kiểu, được đánh số thứ tự từ 401 đến 449. Trong đó mỗi kiểu có 1 hoặc nhiều biển có ý nghĩa tương tự nhau.
Ý nghĩa các loại biển báo chỉ dẫn cần nhớ
Sau đây là thông tin cơ bản về từng biển chỉ dẫn khi tham gia giao thông cần nhớ theo Quy chuẩn 41 (cập nhật mới nhất). Mỗi biển sẽ có tên biển, số, hình và ý nghĩa của biển báo. Thông tin được Trung Tâm Dạy Nghề Lái Xe và Công Nghệ Ô TÔ Sao Vàng tổng hợp lại từ Quy chuẩn 41 (nếu bạn cần xem chi tiết có thể tải về TẠI ĐÂY).
Biển phụ là một trong 05 nhóm biển báo hiệu đường bộ được quy định trong Quy chuẩn 41:2019. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được các loại biển phụ và ý nghĩa của các biển báo này.
Biển phụ là gì?
QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT không có quy định khái niệm biển phụ. Tuy nhiên, theo Quy chuẩn này, biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo chính nhằm thuyết minh, bổ sung để hiểu rõ, trừ biển số S.507 “Hướng rẽ” được sử dụng độc lập.
Biển phụ có hình dạng là hình chữ nhật hoặc hình vuông.
Các biển phụ đều được đặt ngay phía dưới biển chính trừ biển số S.507 sử dụng độc lập được đặt ở phía lưng đường cong đối diện với hướng đi hoặc đặt ở giữa đảo an toàn nơi đường giao nhau.
Ý nghĩa các loại biển phụ
6. Vạch kẻ đường
Nhiều người không biết vạch kẻ đường cũng chính là một loại biển báo giao thông. Do đó khi tham gia giao thông thì bạn cũng phải chú ý các vạch kẻ đường. Công dụng của nó là hướng dẫn người tham gia giao thông tuân thủ các yêu cầu di chuyển đúng luồng và phân làn đường. Điều này giúp đảm bảo khả năng thông xe và sự an toàn của người tham gia giao thông.
1. Vạch dọc (theo tim đường)
– Vạch dọc liền: dùng để cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) không được vượt quá hoặc đè lên vạch đó. Đây là vạch dùng để phân chia đường thành 2 chiều (đi và về); phân chia phần đường dành cho xe thô sơ với xe cơ giới.
– Vạch dọc liền kép: đây là vạch dùng để lái xe tăng thêm sự chú ý và đi đúng theo quy định của vạch dọc liền nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người tham gia giao thông. Vạch này thường được kẻ ở đoạn đường vòng, nguy hiểm và những đoạn đường thẳng, rộng có thể cho phép xe chạy với tốc độ cao.
– Người tham gia giao thông cần chú ý ô tô chạy trên đoạn đường có kẻ vạch dọc liền không được vượt ô tô đi trước.
– Vạch dọc đứt quãng: đây là vạch kẻ đường dùng để phân chia làn xe cơ giới; phân chia phần đường cho xe thô sơ và xe cơ giới. Ô tô chạy trên đoạn đường có vạch dọc đứt quãng sẽ được phép vượt ô tô đi trước, nhưng ngay sau khi vượt xong phải nhanh chóng trở về phần đường của mình.
2. Vạch ngang đường
– Dùng để xác định vị trí dừng xe để chờ tín hiệu cho phép đi tiếp. Vạch dùng để xác định vị trí người điều khiển phương tiện phải dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ hoặc khi có biển số R.122. Vạch cũng dùng để xác định vị trí người điều khiển phải dừng lại trong các điều kiện nhất định ở một số vị trí như: trên nhánh dẫn tới nút giao ùng mức với đường sắt, trên làn chờ rẽ trái trong phạm vi nút giao, trước vị trí vạch người đi bộ qua đường.
– Vạch nhường đường: Để báo hiệu cho xe phải đi chậm hoặc dừng lại khi cần thiết để nhường đường cho các phương tiện hoặc người trên các hướng giao thông khác được di chuyển trước.
– Vạch đi bộ qua đường: Xác định phạm vi phần đường dành cho người đi bộ cắt qua đường.
– Vạch báo gần chỗ giao nhau với đường sắt: Để báo cho người tham gia giao thông biết phía trước có chỗ giao nhau với đường sắt, nhắc người điều khiển phương tiện thận trọng. Cụm vạch này chỉ dùng ở chỗ không có người gác chắn đường sắt.
– Vạch giảm tốc độ: Dùng để báo cho người điều khiển phương tiện biết đoạn đường cần phải giảm tốc độ đồng thời bản thân vạch cũng được cấu tạo để góp phần làm giảm tốc độ xe chạy.
Vạch giảm tốc độ có màu vàng, có thể bố trí dạng cụm (nhiều vạch đơn) ở phía trước và trong đoạn đường cần giảm tốc độ hoặc là dạng vạch đơn bố trí trên toàn bộ chiều dài đoạn đường cần giảm tốc độ.
3. Vạch vàng nét đứt
– Vạch màu vàng nét đứt: phân chia hai làn xe chạy ngược chiều nhau ở các đoạn đường có 2 làn xe trở lên và không có dải phân cách ở giữa, các phương tiện được phép cắt qua sử dụng làn ngược chiều cả hai phía.
4. Vạch vàng nét liền
Vạch vàng nét liền
– Vạch đơn màu vàng nét liền: phân chia hai chiều xe chạy đối với đường có 2 hoặc 3 làn xe, không có dải phân cách giữa. Các phương tiện không được đè lên vạch hoặc lấn làn. Đối với vạch đơn màu vàng nét liền, được sử dụng trong đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, có nguy cơ tai nạn đối đầu.
5. Vạch vàng nét liền đôi
Vạch vàng nét liền đôi
– Dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch. Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.
6. Vạch vàng một đứt, một liền
Vạch vàng một đứt, một liền
– Dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách hai chiều xe chạy, sử dụng ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn. Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được cắt qua vạch.
7. Vạch vàng đứt song song
Vạch vàng đứt song song
– Vạch dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian. Hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.
8. Vạch trắng nét đứt
Vạch trắng nét đứt
– Có công dụng phân chia các làn xe cùng chiều, vạch trắng nét đứt cho phép người tham gia giao thông thực hiện việc chuyển làn đường qua vạch
9. Vạch trắng nét liền
Vạch trắng nét liền
– Vạch dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch
10. Vạch trắng nét liền đôi
Vạch trắng nét liền đôi
– Hai vạch liên tục màu trắng (vạch kép) có chiều rộng bằng nhau dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau trên những đương có từ 4 làn xe trở lên, xe không được đè lên vạch.
11. Vạch trắng hình con thoi
Vạch trắng hình con thoi
– Đây là vạch kẻ báo hiệu sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường: chỉ dẫn sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường. Đặc biệt đối với các chỗ bố trí vạch đi bộ qua đường ở giữa đoạn đường nối hai nút để cảnh báo người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ qua đường.
12. Vạch xương cá chữ V
Vạch xương cá chữ V
– Đây là loại vạch kênh hóa dòng xe, tức dùng để chia dòng phương tiện thành hai hướng đi, các phương tiện không được phép lấn vạch hoặc cắt qua vùng vạch này trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại luật giao thông đường bộ. Ví dụ một hướng lên cầu vượt, một hướng đi phía dưới cầu vượt. Các phương tiện không được phép đi vào vùng vạch này.
13. Vạch mắt võng tại ngã tư
Vạch mắt võng tại ngã tư
– Vạch kẻ kiểu mắt võng được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông.
Tùy theo sự cần thiết mà có thể sử dụng vạch kẻ kiểu mắt võng ở các vị trí thích hợp. Vạch kẻ kiểu mắt võng có thể sử dụng để xác định phạm vi cấm dừng trong phạm vi nút giao cùng mức, trên nhánh dẫn cửa vào hoặc cửa ra của nút giao hoặc những vị trí mặt đường cần thiết không cho phép dừng xe.
Tuy nhiên, việc đi qua vạch mắt võng chia thành những trường hợp sau:
– Vạch mắt võng không đi cùng mũi tên chỉ hướng:
+ Nếu đèn tín hiệu xanh, lái xe đi thẳng qua vạch mắt vòng thì không vi phạm luật;
+ Nếu gặp đèn đỏ mà lái xe dừng tại vạch mắt võng thì xem là vi phạm lỗi không tuân thủ hiệu lệnh vạch kẻ đường;
– Trên vạch kẻ mắt võng là mũi tên xác định hướng phải đi:
+ Những người đi theo hướng phải đi của mũi tên được phép đi qua.
+ Những người đi qua vạch nhưng không đi theo hướng mũi tên vẫn sai luật.
14. Vạch làn chờ rẽ trái trong nút giao
– Vạch được sử dụng để tạo không gian dừng chờ cho các xe rẽ trái sau khi xe đã vượt qua vạch dừng xe trên nhánh dẫn của nút giao có sử dụng đèn tín hiệu điều khiển, nhưng không thể vượt qua nút trong thời gian tín hiệu đèn cho phép rẽ trái. Khi hết thời gian cho phép rẽ trái mà xe đã vượt qua vạch dừng xe trên nhánh dẫn nhưng chưa vượt quá khu vực giới hạn bởi làn xe chờ rẽ trái trong nút giao thì phải dừng lại trong khu vực làn chờ
15. Vạch phân làn đường trong khu vực nút giao cùng mức
Vạch phân làn đường trong khu vực nút giao cùng mức
– Cũng cần lưu ý rằng, không phải tất cả vạch kẻ đường (và biển báo giao thông) mà chúng ta nhìn thấy trên đường đều có trong Quy chuẩn 41. Vì đó là những biển báo, vạch kẻ đường cũ chưa được thay thế. Để tránh lãng phí khi ban hành Quy chuẩn 41, Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng lộ trình điều chỉnh, thay thế dần những biển không phù hợp, điều đó cho phép, những vạch kẻ đường và biển báo hiệu cũ (theo “Điều lệ báo hiệu giao thông đường bộ” trong Tiêu chuẩn 22 TCN 237-01) có thể còn tồn tại.
– Việc tồn tại cùng lúc hệ thống vạch cũ và mới như vậy sẽ làm cho người đi đường khó khăn trong việc hiểu và tuân thủ. Dù sao, trên những đoạn đường mới làm, bạn cũng sẽ thấy hầu hết (nếu không phải là tất cả) các vạch sơn kẻ đường đều theo quy chuẩn mới.
Các loại vạch kẻ đường phổ biến hiện nay
16. Các vạch kẻ đường phổ biến hiện nay
– Vạch số 1.6.
⇒ Vạch đứt quãng màu trắng là vạch báo hiệu chuẩn bị đến Vạch số 1.1 hay Vạch số 1.11 dùng để phân chia dòng xe ngược chiều hay cùng chiều.
– Vạch số 1.8.
⇒ Vạch đứt quãng màu trắng là vạch dùng để quy định ranh giới giữa làn xe tăng tốc độ hoặc giảm tốc độ (gọi là làn đường chuyển tốc) với làn xe chính của phần xe chạy, được kẻ ở nơi giao nhau, nhằm dẫn hướng cho xe tách nhập làn an toàn.
– Vạch số 1.9.
⇒ Hai vạch liên tiếp (vạch kép) đứt quãng song song màu trắng, quy định ranh giới làn xe dự trữ để tăng làn xe cho chiều xe có lưu lượng lớn. Trên làn đường này có điều khiển thay đổi hướng xe bằng đèn tín hiệu xanh và đỏ.
– Vạch số 1.11.
⇒ Hai vạch song song màu trắng, một vạch liên tục và một vạch đứt quãng, để phân chia dòng phương tiện 2 hướng ngược chiều nhau trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy. Lái xe bên vạch đứt quãng được phép đè lên vạch để vượt xe.
– Vạch số 1.12.
⇒ Vạch liên tục màu trắng, kẻ ngang mặt đường, chỉ rõ vị trí mà lái xe phải dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ, hoặc biển báo “STOP”.
– Vạch số 1.13.
⇒ Vạch hình tam giác cân màu trắng, chỉ rõ vị trí mà lái xe phải dừng để nhường cho các phương tiện khác ở đường ưu tiên.
– Vạch số 1.14.
⇒ Vạch “Sọc ngựa vằn” dùng quy định nơi người đi bộ qua đường bao gồm các vạch song song với trục tim đường màu trắng.
– Vạch số 1.15.
⇒ Xác định vị trí dành cho xe đạp đi cắt ngang qua đường đi của xe cơ giới. Ở nơi đường giao nhau không có người, tín hiệu điều khiển giao thông thì xe đạp phải nhường đường cho phương tiện cơ giới chạy trên đường cắt ngang đường xe đạp.
– Vạch 1.16.1.
⇒ Vạch tam giác ở trong chạy cắt chéo góc nhọn thành những tam giác, xác định đảo phân chia dòng phương tiện ngược chiều nhau.
– Vạch 1.16.2.
⇒ Vạch ở trong hình gãy khúc có đỉnh nằm trên đường phân giác của góc nhọn cùng chiều với góc nhọn, xác định đảo phân chia dòng phương tiện theo cùng một hướng.
– Vạch 1.16.3.
⇒ Vạch ở trong hình gãy khúc có đỉnh nằm trên đường phân giác ngược chiều với góc nhọn, xác định đảo nhập dòng phương tiện
– Vạch số 1.17.
⇒ Vạch liên tục gãy khúc màu vàng (có dạng hình chữ M, nhiều đỉnh), quy định vị trí dừng xe của các phương tiện vận tải hành khách công cộng chạy theo tuyến quy định hoặc nơi tập kết của xe buýt.
– Vạch số 1.18.
⇒ Vạch hình các mũi tên màu trắng, chỉ dẫn hướng đi cho phép của từng làn xe ở nơi giao nhau. Vạch này vẽ trước nơi giao nhau ở từng làn riêng bắt buộc lái xe phải tuân theo mũi tên chỉ hướng đi.
– Vạch số 1.19.
⇒ Vạch hình các mũi tên màu trắng, xác định sắp đến gần đoạn đường bị thu hẹp phần đường xe chạy, số làn xe theo hướng mũi tên bị giảm và lái xe phải từ từ chuyển làn đi theo mũi tên.
– Vạch số 1.20.
⇒ Vạch hình tam giác màu trắng, xác định khoảng cách còn 2m – 25m đến vạch 1.13 và biển báo “Giao nhau với đường ưu tiên”.
– Vạch số 1.21.
⇒ Vạch này là chữ “STOP” (Dừng lại) xác định gần đến vị trí dừng lại vạch số 1.12 và biển số 122 “Dừng lại”. Vạch số 1.21 cách vạch dừng xe từ 2 đến 25m.
– Vạch số 1.22.
⇒ Là số hiệu của đường, được kẻ trên đường quốc lộ, và kẻ trực tiếp trên mặt đường phần xe chạy.
– Vạch số 1.23.
⇒ Vạch này màu trắng hình chữ A, dùng để quy định làn xe dành cho ô tô khách chạy theo tuyến quy định, kẻ trực tiếp trên làn xe dành riêng.
TRIADHK adalah agen link games online yang menawarkan prediksi pasti untuk mendapatkan kemenangan maksimal (maxwin). Dengan berbagai jenis permainan yang ...
Bài Viết liên Quan
TRIADHK : AGEN LINK GAMES ONLINE PREDIKSI PASTI MAXWIN
TRIADHK adalah agen link games online yang menawarkan prediksi pasti untuk mendapatkan kemenangan maksimal (maxwin). Dengan berbagai jenis permainan yang ...
Khai giảng lớp B1, B2 đợt 1 tháng 10/2024
Tiếp tục đáp ứng nhu cầu và sự tin tưởng của đông đảo học viên, ngày 05/10, Trung tâm Giáo ...
Bảy thói quen xấu khiến ô tô nhanh hỏng, tài xế cần bỏ ngay
Để bình xăng quá kiệt, khởi động xe rồi đi ngay, tỳ tay lên cần số khi đang chạy hay ...
12 điều lưu ý khi lái xe trong mùa mưa bão
Nếu có việc cấp thiết, buộc phải lái ô tô ra đường trong điều kiện mưa bão, tài xế cần ...
Thông báo lịch nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp đào tạo lái xe ô tô – mô tô Sao Vàng (Thông báo lịch ...
KHAI GIẢNG LỚP B1, B2 THÁNG 8/2024
Tiếp tục đáp ứng nhu cầu và sự tin tưởng của đông đảo học viên, ngày 24/8, Trung tâm Giáo ...
Tưng bừng khai mạc giải bóng đá kỷ niệm 15 năm thành lập Trung tâm Sao Vàng
Chiều 27-7, Lễ khai mạc cùng các trận đấu đầu tiên của giải bóng đá chào mừng 15 năm thành ...
HƠN 100 HỌC VIÊN THAM DỰ KHAI GIẢNG LỚP B2 ĐỢT 2 THÁNG 6/2024
Đáp ứng nhu cầu và sự tin tưởng của đông đảo học viên, ngày 29/6, Trung tâm Giáo dục nghề ...